Hiện nay việc xây dựng profile doanh nghiệp trở nên rất quan trọng trong thời đại số này. Profile của doanh nghiệp giống như CV xin việc của mỗi cá nhân. Profile giúp công ty tiếp cận khách hàng, tiếp cận nhà đầu tư dễ dàng. Giúp doanh nghiệp dễ hơn bán sản phẩm, dịch vụ và là trợ thủ đắc lực cho đội ngũ kinh doanh.
Một profile đúng chuẩn sẽ trả lời cho những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Cần có những gì? Vậy xây dựng profile như thế nào? Cần làm những bước gì, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
1. Profile doanh nghiệp, công ty là gì?
Profile còn có thể gọi là hồ sơ năng lực công ty. Đây là tài liệu thông tin quan trong của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Nó giúp định vị được doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Chúng được coi là công cụ bán hàng đắc lực của bộ phận kinh doanh. Profile góp phần tăng doanh thu và cơ hội nhận thầu của các doanh nghiệp.
Vậy nên có thể coi profile là một công cụ marketing hiệu quả. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu. Profile thể hiện các thông tin nổi bật nhất của doanh nghiệp thông qua một vài trang ngắn gọn. Nhờ có profle, khách hàng có thể chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp bạn một cách nhanh và chính xác nhất.
2. Vai trò của profile đối với doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp bạn có một profile đẹp,độc đáo, chuyên nghiệp. Thì nó là một điểm cộng cho doanh nghiệp khi gặp gỡ đối tác hay tham dự thầu. Để có thể hợp tác, hai bên cần tin tưởng và hiểu rõ năng lực của đối phương. Cách tốt nhất là hãy mang đến những minh chứng thực tế từ hoạt động của công ty. Quảng cáo năng lực công ty một cách nổi bật qua profile chính là một trong những cách hiệu quả nhất.
2.1. Profile giúp thể hiện năng lực làm việc của doanh nghiệp
Profile công ty là mẫu công cụ vô cùng bổ ích để doanh nghiệp quảng quá năng lực của mình. Tại đây doanh nghiệp có thể phô diễn những thế mạnh, những dự án, những đối tác, những chiếc lược. Đặc biệt là những thành tựu đạt được, những công nhận và giấy khen mà doanh nghiệp mình đạt được.
Để rồi, khi vừa có trong tay profile của mình, khách hàng sẽ có thể nhìn thấy ngay năng lực và khả năng của doanh nghiệp bạn.
2.2. Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
Qua công cụ như profile, doanh nghiệp có thể thấy rõ rệt sự hiệu quả của các ấn phẩm truyền thông marketing. Profile vừa khéo léo khoe ra thế mạnh của doanh nghiệp. Vừa khiến khách hàng hiểu về công ty, vừa tạo cảm giác tin tưởng đầy hứa hẹn.
3. Các bước xây dựng một profile doanh nghiệp đẹp, độc, lạ.
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu doanh nghiệp nhắm tới
Đối tượng mục tiêu Profile thỏa mãn tốt nhất phải được xác định rõ ràng đó chính là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Để xác định mục tiêu đúng, doanh nghiệp cần trả lời hai câu hỏi sau để giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng chính xác và đề ra các hạng mục và lồng ghép văn phong thích hợp trong cuốn profile.:
- Đối tượng mục tiêu là ai: Tuổi tác, trình độ học thức, cấp bậc / địa vị xã hội, quan điểm đại diện (truyền thống hay hiện đại, pha trộn)?
- Tại sao họ cần xem profile doanh nghiệp của bạn?
Bước 2: Xác định nội dung Profile doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp không biết sắp xếp, chọn lọc thông tin một cách hợp lý. Sẽ làm cho khách hàng cảm thấy chán, gây mất thiện cảm với họ khi vừa mới biết đến.
Kịch bản nội dung và nội dung được đưa vào quyết định lớn đến thành công của Profile công ty. Nội dung sản phẩm là phần quan trọng nhất trong profile doanh nghiệp.
Xu hướng mới hiện nay, nhiều doanh nghiệp với tư duy mới sẽ lược bớt những phần ít tác dụng như tầm nhìn, sứ mệnh hay thậm chí quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức (hoặc ít nhất là tối giản chúng). Bởi theo họ những thông tin cơ bản đó đã có sẵn và vô cùng đầy đủ trên website, có đưa vào profile, khách hàng cũng chẳng mấy quan tâm.
Vì thế, các doanh nghiệp có thể cân nhắc xu hướng hướng này, nếu thích là phong cách hiện đại và muốn tập trung vào phần cốt lõi nhất.
Bước 3: Xác định văn phong của Profile
Doanh nghiệp cần quyết định sắp xếp nội dung đã lên một cách hợp lý nhất. DDẫn dắt văn phong phù hợp với vị thế và khách hàng, mục đích của doanh nghiệp muốn hướng đến.
Bước 4: Viết phần kết thúc của Profile
Có rất nhiều cách để viết ra kết thúc Profile tạo điểm nhấn: một câu hỏi mở, một khẳng định rắn chắc, một lời tiên tri về thành công nếu có cơ hội hợp tác,…
Doanh nghiệp nên lựa chọn cách kết thúc mở cho Profile để được nhận nhiều hơn. Đôi khi là một câu nói của khách hàng, đôi khi là một cuộc hẹn gặp mặt, và đôi khi là thêm cả 1 hợp đồng.
Khi khách hàng xem xong Profile, hãy kêu gọi khách hàng hành động, bày tỏ rằng mong muốn hợp tác, cùng khách hàng vượt qua khó khăn, đưa ra giải pháp cho vấn đề khách hàng đang gặp khó khăn.
Bước 5: Trình bày cơ bản của Profile
Ngoài việc tuân thủ theo nhận diện thương hiệu (brand guideline), các designer phải tìm chọn hình ảnh phù hợp, quyết định font chữ, màu sắc, kích thước. Thiết kế đẹp sẽ chuyển các nội dung khô khan thành nội dung thích ứng thị giác.
Còn nếu chưa có brand guideline để biết xác định phong cách thiết kế, cách dàn trang, gam màu chủ đạo thì hãy tập hợp lại tất cả các tài liệu bán hàng của công ty, tìm điểm chung của chúng và cố gắng đừng để cuốn profile bị lạc loài khi ở cùng một chỗ.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Rabbit Media muốn gửi đến mọi người. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích. Còn chần chờ gì mà không chia sẻ cho bạn bè người thân cùng nhau bỏ túi những kiến thức trên. Và nếu các bạn cần liên hệ, tìm hiểu những đơn vị hỗ trợ quay phim doanh nghiệp, livestream sự kiện hay chụp ảnh doanh nghiệp thì hãy liên hệ với Rabbit Media nhé.